Hotline:18006714 - 0866749118
Thời gian làm việc: 08h:00 - 20h:00
Email:phongkhamdakhoathudo@gmail.com

Tìm hiểu về bệnh đi đái ra máu

Đang có 2352 người đang xem | 282 người đang tư vấn
Trách nhiệm của chúng tôi: Phòng khám Thủ Đô Vĩnh phúc hội tụ 1 dàn y bác sỹ nổi tiếng đến từ Hà Nội, dốc sức nâng cao trình độ y học tại địa bàn Vĩnh Phúc, giúp người dân tại đây không cần đi Hà Nội cũng có thể được hưởng dịch vụ y tế tiên tiến ngang tầm.
Ngày đăng : 01-06-2022 Lượt xem: 705 Hẹn khám: 7248

Đi tiểu ra máu là hiện tượng thường gặp ở cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi khác nhau. Đôi khi đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi bạn tập thể dục quá nặng hoặc đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng.

Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đi tiểu ra máu trong từng trường hợp cụ thể sau đây.

Tìm hiểu về bệnh đi đái ra máu là gì?

Đi tiểu ra máu là hiện tượng xuất hiện máu trong nước tiểu, khiến màu nước tiểu từ trắng hoặc hơi vàng chuyển sang màu đỏ, màu hồng hoặc màu cola.

Có hai trường hợp đi tiểu ra máu:

 

Tìm hiểu về bệnh đi đái ra máu

 

♦ Nếu có thể nhìn thấy rõ ràng sự xuất hiện của máu trong nước tiểu thì được gọi là tiểu ra máu đại thể.

♦ Trong trường hợp máu chỉ được tìm thấy khi bác sĩ xét nghiệm nước tiểu bằng cách soi trên kính hiển vi hoặc tiến hành phân tích thành phần nước tiểu thì được gọi là tiểu ra máu vi thể.
Màu nước tiểu – đi tiểu ra máu

Nguyên nhân của đi đái ra máu ở nam giới

Nhiễm trùng đường tiểu: Nhiễm trùng đường tiểu phổ biến ở phụ nữ hơn là đàn ông, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập qua cơ thể vào niệu đạo và nhân lên trong bàng quang. Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu thường gặp là khó chịu khi đi tiểu, đi tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi nặng…

Nhiễm trùng thận: Vi khuẩn xâm nhập từ máu vào thận hoặc di chuyển từ niệu quản lên thận, gây ra nhiễm trùng thận. Các triệu chứng của nhiễm trùng thận tương tự với nhiễm trùng đường tiểu nhưng nó ở mức độ nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thêm biểu hiện sốt và đau sườn.

 

Tìm hiểu về bệnh đi đái ra máu

 

Sỏi bàng quang hoặc thận: Các khoáng chất có trong nước tiểu kết tủa, tạo thành các tinh thể tồn tại ở thận hoặc bàng quang. Theo thời gian, các tinh thể này có thể tạo thành những viên sỏi nhỏ, đá cứng, gây đau đớn khi chúng bị tắc nghẽn hoặc đang di chuyển. Sỏi bàng quang hoặc thận có thể gây ra tiểu ra máu tổng thể hoặc vi thể.

Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo và có xu hướng phát triển to ra khi nam giới đến tuổi trung niên. Các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt bao gồm: Tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu liên tục và thường xuyên …

Do bệnh thận: Tiểu ra máu vi thể là một triệu chứng phổ biến của viêm cầu thận, gây viêm nhiễm hệ thống lọc của thận. Bệnh nhân bị viêm cầu thận có thể là do nhiễm virus hoặc mắc bệnh mạch máu dẫn đến.

 

Tìm hiểu về bệnh đi đái ra máu

 

Ung thư thận, ung thư bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt: Các tế bào ung thư diễn biến ác tính, gây tổn thương cho các bộ phận tại thận, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt. Ung thư giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu đặc trưng gì cả, khi ung thư chuyển sang giai đoạn muộn mới gây ra hiện tượng tiểu ra máu.

Do bệnh lý về máu, thiếu hụt mạn tính hồng cầu: Các bệnh lý về máu như bạch cầu cao, máu khó đông hay hemophilia … cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.

Do chấn thương thận: Tổn thương từ một cú đánh hoặc từ một tai nạn hoặc trong quá trình chơi một môn thể thao nào đó … có thể gây xuất huyết cho thận, khiến cho máu trong nước tiểu xuất hiện.

Chẩn đoán bệnh, dấu hiệu đi tiểu ra máu

Bệnh nhân bị đi tiểu ra máu đại thể có thể nhìn thấy rõ ràng sự xuất hiện của máu trong nước tiểu, nước tiểu từ màu trắng hoặc hơi vàng sẽ chuyển sang màu đỏ, màu hồng hoặc màu nước cola.

Nếu tiểu ra máu một lần duy nhất thường không có gì nghiêm trọng. Trong trường hợp tiểu ra máu kéo dài mà không xác định được nguyên nhân thì cần phải đến chuyên khoa Thận – Tiết niệu để được kiểm tra.

Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh đi tiểu ra máu.

Khám sức khỏe tổng thể, trong đó bao gồm kiểm tra tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.

Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích thành phần nước tiểu để kiểm tra sự có mặt của các tế bào hồng cầu có trong nước tiểu. Ngoài ra, phân tích còn có chức năng xác định đường tiết niệu của bệnh nhân liệu có bị nhiễm trùng hay không, hay có khoáng chất chứng tỏ sỏi thận không.

Chụp hình ảnh chi tiết của các cơ quan nội tạng: Có thể là chụp vi tính cắt lớp (CT scan) sử dụng bức xạ để tạo ra hình ảnh mặt cắt của các cơ quan trong cơ thể hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) sử dụng từ trường và sóng để tạo ra hình ảnh. Hoặc siêu âm sử dụng sự kết hợp của sóng âm tần số cao để kiểm tra thận và bàng quang.

Trong trường hợp bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá, tiếp xúc với chất độc môi trường và từng có tiền sử liệu pháp bức xạ… thì bác sĩ sẽ tiến hành thêm chẩn đoán ung thư bàng quang.

Các xét nghiệm trên thường được tiến hành đồng thời để chẩn đoán nguyên nhân đi tiểu ra máu. Trong trường hợp bác sĩ chưa tìm thấy được nguyên nhân chảy máu đường tiết niệu, thì bệnh nhân sẽ được khuyên nên tiến hành kiểm tra thường xuyên hơn.

Cách điều trị tiểu ra máu tại Phòng Khám Đa Khoa Thủ Đô Vĩnh Phúc

 

Tìm hiểu về bệnh đi đái ra máu

 

Không có phác đồ điều trị chung cho vấn đề đi tiểu ra máu. Bác sĩ điều trị sẽ tập trung vào giải quyết nguyên nhân đi tiểu ra máu cụ thể trong từng trường hợp:

Nhiễm trùng đường tiểu: Bệnh nhân bị đi tiểu ra máu do nhiễm trùng đường tiểu cần sử dụng kháng sinh đặc trị. Căn cứ vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình sử dụng thuốc kháng sinh, nhiễm trùng đường tiểu mãn tính đòi hỏi kết hợp với nhiều biện pháp khác với lộ trình điều trị dài hơn.

Sỏi thận: Bệnh nhân đi tiểu ra máu do sỏi thận, có thể hết bệnh chỉ với biện pháp đơn giản là uống thật nhiều nước và tăng vận động thể thao. Nếu biện pháp này không giải quyết được vấn đề, bác sĩ sẽ sử dụng sóng sung kích để đánh tan sỏi thành những mảnh nhỏ hoặc phẫu thuật can thiệp để lấy sỏi ra ngoài.

Phì đại tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt ở mức độ nhẹ thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để hạn chế sự phì đại, sau đó mới cân nhắc đến các biện pháp khác khác như sử dụng nhiệt, tia laser hoặc sóng siêu âm để tiêu diệt tế bào tiền liệt tuyến.

Bệnh thận: Sử dụng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây ra viêm cầu thận, sau đó sẽ phối hợp các biện pháp khác để hạn chế thiệt hại thêm cho thận

Ung thư: Các phương pháp điều trị đi tiểu ra máu do ung thư bàng quang bao gồm thuốc, phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Do các tế bào tại bàng quang tương đối kháng bức xạ và hóa trị nên điều trị ung thư bàng quang chủ yếu là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn bàng quang.

Live chat

 

Mọi thắc mắc nào khác về tìm hiểu về bệnh đi đái ra máu, hãy liên hệ đến bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Thủ Đô Vĩnh Phúc bằng cách gọi đến số 1800 6714 nhấp chuột vào nút “Bác sỹ tư vấn” dưới đây để được giải đáp trực tuyến.

 

Đánh giá bệnh nhân về phòng khám
Đánh giá
Đánh giá
Đánh giá
Đánh giá

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

LƯU Ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, vì thế bạn nên đến thăm khám trực tiếp tại phòng khám hoặc bỏ ra vài phút để tư vấn trực tuyến với chuyên gia, qua đó lựa chọn cho mình phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Khi đặt lịch khám online bạn sẽ được miễn phí khám lâm sàng, ưu tiên khám trước và được nhận nhiều ưu đãi vô cùng hấp dẫn khác.

Bác sĩ đang yêu cầu được chát với bạn !

098626XXXX
Đăng ký gói khám 480k
2 phút trước